Nhà máy chè (trà) lâu đời kế thừa văn hoá chè bao chủng. NÔNG TRƯỜNG VĂN SƠN CỦA HIỆP HỘI NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TÂN BẮC
NÔNG TRƯỜNG VĂN SƠN CỦA HIỆP HỘI NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TÂN BẮC
Rẽ dọc trên tuyến đường phong cảnh Tân Điếm Ô Lai, thì du khách có thể nhìn thấy nông trường Văn Sơn của hiệp hội nông…
Group 13Created with Sketch.

Giới thiệu thực địa

Rẽ dọc trên tuyến đường phong cảnh Tân Điếm Ô Lai, thì du khách có thể nhìn thấy nông trường Văn Sơn của hiệp hội nông nghiệp thành phố Tân Bắc với diện tích khoảng 21ha. Hiệp hội hướng dẫn ngành chè được thành lập trong thời kỳ Nhật bản chiếm đóng, là cơ sở quan trọng trong việc hướng dẫn về kỹ thuật trồng cũng như lai tạo giống và chế biến chè, thời đó chủ yếu là giống chè bao chủng. Cho đến ngày nay, Nông trường Văn Sơn vẫn là nơi kế thừa văn hoá chè Đài loan.
Nông trường Văn Sơn kiên quyết với quan điểm bảo vệ môi trường và đã không còn sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu kể từ năm 1998. Kể từ năm 2017, nông trường đã thực hiện canh tác hữu cơ một cách toàn diện và đã đạt được giấy chứng nhận vườn chè hữu cơ. Sau khi ngừng sử dụng thuốc trừ sâu, sự cân bằng của đất đã được phục hồi và trang trường bắt đầu tràn đầy sức sống, các loài chim quay trở lại, du khách có thể thường bắt gặp những chú chim Ác Là Đài Loan hay những âm thanh từ tiếng kêu của những chú ếch xanh cũng bắt đầu vang vọng, Nông trường có tổng cộng 13 loài ếch.
Có thể nhìn thấy 8 loài đom đóm ở Nông trường Văn Sơn, bao gồm đom đóm cánh đen trên cạn và đom đóm viền vàng dưới nước. Do nông trường đã phục hồi môi trường sống trong nhiều năm và chiếm diện tích lớn nên nơi đây được biết đến là điểm ngắm đom đóm lớn nhất ở miền bắc Đài Loan. Tháng 4 và tháng 5 hàng năm, vườn chè hữu cơ và ánh sáng từ những đom đóm trên con đường mòn trong tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp ở nông trường Văn Sơn.

ĐẶC ĐIỂM DU LỊCH NÔNG NGHIỆP

CHÈ (TRÀ)

Nông trường Văn Sơn sau khi chuyển đổi mô hình thành Nông trường Giải trí thì nông trường đã tích cực quảng bá văn hoá chè và chuyển giao phương pháp chế biến chè bao chủng Văn Sơn tại nhà máy. Du khách có thể đội chiếc nón tre lên đầu, đeo gùi trên lưng và tự trải nghiệm cuộc sống mộc mạc gần gũi tại nông trường chè thông qua việc hái và chế biến chè.
Thông qua bài giải thích về chế biến chè, du khách có thể hiểu được quy trình chế biến chè Bao Chủng. Đầu tiên, người nông dân hái một ngọn, hai lá “ Nhất Tim Nhị Diệp”. Tiếp theo, lá trà được làm héo dưới ánh nắng mặt trời và không khí nóng. Sau đó, đưa vào nhà khuấy cho khô héo, rồi đem đi diệt men, vò chè, sàng tơi, làm khô chè, sao chè và cuối cùng là tiến hành nhào chè Bao Chủng thành hình cầu và bọc lại bằng vải.
Trải nghiệm văn hóa chè bao gồm các bài giảng hay nếm thử chè còn có thể học cách pha ra một ấm chè ngon. Các bạn nhỏ thích tự tay làm có thể làm thạch từ lá hoặc bánh tóc hương chè “ gần giống như bánh bò Việt Nam”, vừa có thể chơi vừa vui.
Group 5Created with Sketch.

Thông tin cảnh đẹp

Path 8Created with Sketch.

Điện thoại

+886-926-165-396

Địa chỉ

No. 100, Huzinei Rd., Xindian Dist., New Taipei City 231, Taiwan (R.O.C.)

Thông tin giao thông

資產 1Created with Sketch.
Scroll to Top